Bạn chỉ có thể thưởng thức được món xôi bảy màu sặc sớ hấp dẫn đặc biệt này của người dân Nùng Dín (Mường Khương, Lào Cai) vào bịp lễ tết đặc biệt trong năm.

   Là món ăn đặc biệt được chế biến vào các ngày trọng đại trong năm, món xôi bảy màu này không chỉ có giá trị về ẩm thực mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc. Theo người dân nơi đây, mỗi màu của xôi tượng trưng cho mỗi tháng của cuộc chiến tranh từng diễn ra tại nơi đây. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm, biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín…

Bạn tham khảo:

Xôi bảy màu

   Điều đặc biệt của món xôi bảy màu đặc sản Lào Cai Việt Nam này là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ nơi đây, họ không dùng bắt cứ loại phẩm màu hay hóa chất nào, hoàn toàn được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên lấy tại vùng núi Tây Bắc đã cho ra món xôi với nhiều màu sắc sặc sỡ, tưới tắn và rất ngon mắt. Chỉ nhìn thôi là đã đủ thấy ngon rồi.

xoi bảy màu đặc sản Mường Khương Lào Cai

  Bảy màu của xôi (hồng, đỏ tươi, đỏ thắm, xanh cửu long, xanh vàng, xanh lá chuối, vàng) thường được tạo ra từ các loại cây lá (cây cẩm hoa, cây hoa vàng, cây nghệ…).  Nguyên liệu làm xôi vàng là hoa cay hoa vàng đã được phơi khô, khi dùng thì mang ra luộc lấy nước với một ít muối, nếu nhiều muối thì xẽ bị nhạt màu, sau đó lọc để nguội rồi đem ngâm gạo. Xôi đỏ tươi thì dùng lá xôi đũa luộc kỹ, cũng lọc lấy nước để nguội rồi dùng để ngâm gạo. Loại xôi tím cũng dùng lá xôi đũa nhưng đem giã với tro bếp. Trước khi giã đem đốt qua lửa cho héo. Lượng tro cũng cho vừa phải nhưng phải là tro than củi, còn tro cỏ rác, rơm rạ thì không được vì nó không có độ mặn, chất màu không ngấm sâu, xôi sẽ bị bạc màu. Xôi màu xanh nước biển thì dùng lá xôi hoa giã với tro bếp, lọc rồi đem ngâm gạo nếp, khi đồ sẽ ra màu xanh nước biển. Nhưng lượng tro và thời gian ngâm cũng vừa phải, làm sao khi vớt gạo ra có màu xanh lơ đến khi đồ thì vừa, nếu khi vớt gạo mà đã có màu xanh nước biển thì xôi lên sẽ ngả màu quá đậm, chuyển sang màu chàm. Xôi màu xanh lá gừng thì cách làm phức tạp hơn. Phải dùng gạo nếp đã ngâm ra màu vàng rồi mới lại ngâm nước xôi hoa loại màu xanh nước biển với lượng vừa phải. Nếu thiếu nước tro lá xôi hoa thì sẽ ra màu nõn chuối hoặc nếu nước xôi hoa quá nhiều thì cũng tạo màu xanh đậm, không đẹp. Xôi màu nâu cũng phức tạp như xôi màu xanh lá gừng. Trước hết phải ngâm gạo nếp màu đỏ cờ. Sau đó lại đem ngâm nước lá xôi đũa giã gio, một giờ sau vớt ra sẽ ra màu nâu. Cuối cùng là xôi đỏ thẫm. Xôi này khó nên rất ít người làm. Loại xôi này phải dùng gạo nếp đã nhuộm đỏ sau đó ngâm với lá xôi hoa với một tỷ lệ ít. Thông thường ngâm nước xôi hoa lần thứ hai. Khi ngâm gạo nếp màu đỏ sẽ giảm màu cờ tạo thành màu đỏ thẫm, không phải màu nâu, cũng không phải màu tím mà là màu đen thẫm. 

  Gạo nấu xôi là loại gạo nếp hạt to, dài. Trước khi nấu, nếp nương được ngâm trong nước khoảng 12 giờ, sau đó cho nước màu được làm từ các loại cây lá trong rừng vào ngâm khoảng 3 giờ nữa cho ngấm màu. Tiếp đó, gạo được đãi lại rồi để riêng mỗi màu một góc trong nồi. Xôi được nấu trong khoảng 1,5- 2 giờ. Theo kinh nghiệm của những người phụ nữ nơi đây, để giữ màu xôi được tươi, khi nấu không được cho muối vào gạo. 

   Món xôi bảy màu này khi ăn sẽ có vị dẻo ngọt của gạo nếp thơm lẫn trong mùi của lá rừng Tây Bắc, hương vị giản dị mà đậm đà khó quên. Người dân nơi đây thường ăn xôi kèm với muối vừng đen và thịt gà nướng. Du khách đến đây được thưởng thức món xôi này đều không ngớt lời khen ngợi và giờ nó đã nổi tiếng khắp bốn phương được rất nhiều người biết đến và mong có một lần được thưởng thức món ăn nơi núi rừng này.

   Người dân nơi đây cho rằng, ăn món xôi  bảy màu này vào ngày tết sẽ gặp nhiều may mắn trong năm. Và đặc biệt, đây là món ăn không thể thiếu vào ngày mùng 1/7 âm lịch – ngày mà người dân nơi đây tưởng nhớ đến những ngày còn chiến tranh.