Ngày nay, cư mỗi dịp tết đến xuân về, ngoài những món ăn cổ truyền dân tộc như bánh chưng bánh dày ăn cùng với dưa hành thịt muối, mâm cơm nhà bạn luôn ấp đầy những món ăn ngon hấp dẫn và nếu được điểm thêm đĩa lạp xưởng gác bếp đặc sản vùng cao này thì sẽ thật tuyệt vời biết bao.

   Lên vùng cao trời lạnh tê buốt thế này, nếu được hơ mình bên bếp lừa hồng, nhấm nháp chút rượu ngô với chút lạp xưởng chấm tương cay xè thì thật là tuyệt vời biết bao. Món ăn đặc sản vùng cao này cũng khá phổ biến ở các tỉnh. Bạn có thể gọi thưởng thức một xiên lạp xưởng nướng tại các quán ăn vặt tại Hà Nội. Nhưng, nếu để thưởng thức được đúng vị thì có lẽ lạp xưởng vùng cao sẽ khiến bạn nghiền và nhớ mãi. 

Lạp xưởng gác bếp

Xem thêm:

   Lạp xưởng tại các tỉnh Tây Bắc như Lào Cao, Cao Bằng, Điện biên..về cơ bản cách làm và nguyên liệu chính đều giống nhau, nhưng hương vị lập xưởng tại các nơi lại có vị đậm đà khác nhau do khẩu vị từng nơi mà người ta nêm thêm gia vị khác nhau.

   Nhưng nguyên liệu chính để làm nên món lạp xưởng đặc sản Tây Bắc Việt Nam này vẫn là lòng non, thịt nạc xay nhuyễn. Muốn lạp xưởng không bị hôi người ta phải rửa lòng non với rượu trắng cho thật sạch, thịt lợn phải là thịt nạc vai , thịt thăn hoặc nạc mông, những phần thịt ngon nhất của con lợn, sau đó say nhuyễn tẩm ướp thêm gia vị rồi nhồi vào lòng non đã làm sạch. Phải nhồi sao cho lòng non căng tròn, đẫy đà mới được. Rồi đem phơi nắng 3 ngày rồi cho treo lên gác bếp. Mấy ngày đầu, phải nổi lửa hồng cho miếng lạp xưởng được hơi khói mới. Cứ thế, miếng lạp xưởng được treo quanh năm nơi góc bếp mà không lo bị hỏng.

Lạp xưởng Tây Bắc

   Lạp xưởng ở Yên Bái được hun kỹ có mầu sẫm hơn, khi ăn bạn sẽ thấy có mùi thơm đặc biệt của mía hun cùng củi. Do được hun lâu nên lạp xưởng Yên Bái bị săn lại, vì vậy trước khi ăn bạn nên luộc qua rồi mới cho vào chiên vàng.

   Lạp xưởng Cao Bằng được hun ít ngày hơn nên vỏ ngoài có màu hồng sám, mềm và kích cỡ to hơn lạp xưởng Yên Bái, khi ăn thì có vị béo ngậy và cũng ít hơi khói hun hơn lạp xưởng Yên Bái nên sẽ phù hơp với trẻ em và phụ nữ hơn, còn lạp xưởng Yên Bái thì dành cho dân nhậu nhiều hơn. 

   Lạp xưởng khi ăn có thể mang ra nướng trên bếp than hồng hay đảo qua chảo rán. Ăn chấm kèm tương ớt Mường Khương, món tương ớt được làm từ trái ớt tươi cay xè, thật là tuyệt vời. Vào mùa lạnh được thưởng thức món ăn này, vừa ăn vừa xuýt xoa thấy ấm cả người. 

   Đối với người dân vùng cao, món lạp xưởng gác bếp dường như là món khá giản dị và lúc nào cũng có thể thưởng thức. Nhưng đối với các tỉnh khác để thưởng thức được món ăn đặc sản này thật khó. Và người ta thường chờ đến dịp tết về, đặt mua những miếng lạp xưởng thơm ngon đúng hiệu nhất về cùng thưởng thức với người thân trong gia đình. Lạp xưởng gác bếp được chiên vàng cắt lát bày ra đĩa cùng ít ra thơm sẽ trong rất ngon mắt. Đây cùng là một món quà vô cùng ý nghĩa ngày xuân về mà bạn có thể lựa chọn. 

 Bạn có biết: Đặc sản cá Vũ Đại / Chả rươi ở đâu ngon nhất🐛