Những ai không nên ăn rươi và lưu ý khi ăn con rươi – chi tiết là những điều bạn cần biết trước khi thưởng thức đặc sản rươi hấp dẫn này. Những món ăn làm từ rươi không chỉ thơm ngon mà còn bô dưỡng, vì vậy đây là một trong những đặc sản được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món này đâu nhé. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được bạn có thuộc vào nhóm không nên ăn rươi không nhé!
Những ai không nên ăn rươi?
Bạn không nên, thậm chí tuyệt đối không được ăn rươi nếu nằm trong một số những trường hợp dưới đây:
Những người có tiền sử bệnh hen không nên ăn rươi
Người có tiền sử bị bệnh hen rất dễ phản ứng với tác nhân ngoài môi trường như bụi, phấn hoa, lông động vật,… cũng như một số loại thực phẩm đặc biệt. Trong rươi có chứa hàm lượng chất đạm cao. Chất đạm này không giống với các loại thịt cá thông thường. Nó như một loại dị nguyên lạ, khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các chất xúc tác có trong máu khiến cho tái phát cơn hen. Vì vậy để đảm bảo an toàn, tốt cho sức khỏe, những người có tiền sử bệnh hen tuyệt đối không nên ăn các món ăn chế biến từ rươi.
Người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn rươi
Cũng giống như người bị hen, người có cơ địa dị ứng cũng rất mẫn cảm với rươi. Thế nào là người có cơ địa dị ứng? Cơ thể người có cơ địa dị ứng rất nhạy cảm với các chất lạ. Khi gặp phải thường có biểu hiện nổi mẩn ngứa, phát ban, mề đay, sốt, nặng hơn là khó thở hoặc dẫn đến suy hô hấp. Các nhân tố đó gồm lông động vật, thời tiết, môi trường ô nhiễm, hóa chất, hải sản…Khi bạn có tiền sử trước đó từng có biểu hiện như trên thì rất có thể bạn cũng bị dị ứng rươi. Vì rươi cũng thuộc nhóm thức ăn nhạy cảm với người có cơ địa dị ứng. Nếu bạn đã ăn rươi trước đó và bị dị ứng thì tuyệt đối không được ăn nữa. Vì thường thì lần sau sẽ có biểu hiện nặng hơn lần trước nhiều.
Bạn nên xem: Ăn tôm khô có tốt cho sức khỏe không?
Để an toàn, bà bầu tuyệt đối không ăn rươi
Bà mẹ mang thai cần rất cẩn thận trong chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống. Vì khi mang bầu, cơ thể họ có nhiều sự biến đổi lớn. Rươi là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng cũng được nhiều bà bầu yêu thích. Nhưng bà bầu nên hạn chế ăn rươi.
Rươi sinh sống ở dưới đáy nước nên chúng phụ thuộc vào môi trường dưới nước. Nếu nơi đó nước bị ô nhiễm thì khả năng rươi bị nhiễm độc cũng rất cao. Ngoài ra rươi khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ thường phải cấp đông để đảm bảo an toàn. Nếu việc sơ chế, cấp đông cũng như vận chuyển không bảo đảm vệ sinh thì gây hại rất lớn cho mẹ và bé. Rươi lại chứa hàm lượng chất đạm lớn khó tiêu hóa. Khi ăn rươi rất dễ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy cấp…Bạn không muốn vấn đề này ảnh hưởng đến em bé trong bụng đúng không?
Trẻ em cần được kiểm soát khi ăn rươi
Trẻ em thường rất thích ăn những món ăn ngon. Khi đã hợp khẩu vị của các bé thì các bé có thể ăn với một lượng nhiều dù đã no. Vì vậy khi bé ăn các món từ rươi thì bạn cần kiểm soát tốt. Chỉ cho bé ăn lượng vừa phải. Rươi giàu chất đạm, nên nếu ăn nhiều bé sẽ bị đầy bụng, tiêu chảy rất khó chịu.
Tìm hiểu và mua rươi chất lượng tại đây: https://dacsanbakien.com/san-pham/ruoi-tu-ky/
Với các bé thì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên ăn rươi. Vì vậy khi ăn bạn cần cho thử từng chút một và có điểm dừng. Nếu không thấy bé có các biểu hiện bất thường như ngứa, nổi ban, sốt thì có thể cho trẻ ăn tiếp nhưng ở một mức độ nào đó mà thôi.
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn rươi
Rươi sống dưới nước, là môi trường của các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli,… cũng như một số chất độc từ môi trường. Đặc biệt rươi bị chết thường sản sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe, nghiêm trọng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Những người có hệ tiêu hóa kém, người vừa ốm dậy thì không nên ăn rươi.
Lưu ý khi ăn rươi nhất định bạn cần biết
- Những người thuộc nhóm đối tượng không nên ăn rươi hoặc hạn chế ăn rươi cần chú ý thực hiện đúng theo hướng dẫn.
- Khâu sơ chế rươi cần được đảm bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trước khi chế biến cần nhặt hết những con rươi bị chết. Vì rươi chết sẽ phóng thích ra một loại độc tố có hại cho sức khỏe con người: chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy cấp…
- Làm sạch lông rươi bằng cách ngâm rươi vào nước ấm khoảng 45 độ, dùng đùa khuấy nhẹ để rươi tự rụng lông. Nếu ăn phải lông con rươi dễ khiến kích thích đường hô hấp gây sưng phù, ngứa, khó thở…
- Ăn rươi nhiều dễ gây đầy bụng, kinh nghiệm khi chế biến rươi là chỉ cần cho thêm vào các món ăn một ít vỏ quýt. Đây là vị thuốc, trong đông y có tên gọi trần bì, tác dụng tiêu trệ, lý khí,kiện tỳ giúp tiêu hóa thông thuận hơn.
Xem thêm một số thông tin về rươi tại wikipedia
Với những thông tin trên, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc những ai không nên ăn rươi và lưu ý khi ăn rươi của bạn. Mặc dù món ăn từ rươi đều rất thơm ngon nhưng bạn hãy là bà nội trợ thông thái khi vừa biết nấu ra những món ăn ngon mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!